Trong họ hàng nhà mụn, mụn ẩn thường "bí hiểm" hơn, ít bộc lộ những nguy hại hơn với làn da. Tuy nhiên, việc trên da tồn tại những mảng mụn ẩn chi chít cũng khiến cho chị em phụ nữ nhà mình không khỏi đau đầu.
Mụn ẩn phát sinh từ đâu?
Mụn dưới da thường xuất hiện chủ yếu là do bạn rửa mặt hoặc tẩy trang không sạch, để lớp phấn, bụi bẩn, bã nhờn và tế bào chết thâm nhập sâu vào lỗ chân lông. Thêm vào đó, sự bùng phát hoạt động của các vi khuẩn gây mụn khiến cho những nốt mụn ẩn dần được hình thành và tấn công mạnh mẽ lên da. Không giống như các loại mụn khác, mụn ẩn thường có nhân nằm sâu và chặt trong nang lông, nên việc loại bỏ là điều khá khó khăn. Vì vậy, nhiều bạn đành chọn cho mình cách “sống chung với mụn”. Nhưng nếu không có kiến thức về mụn, cũng như không hiểu rõ về cách điều trị thì chúng có thể phát triển mạnh và biến chứng sang một dạng mụn khác phức tạp hơn.
Mụn ẩn nằm sâu trong da nên việc loại bỏ nhân mụn là điều khá khó khăn so với những loại mụn khác. Muốn trị mụn dứt điểm, nhanh chóng bạn cần chăm sóc da đúng cách kết hợp từ trong ra ngoài và sử dụng các phương pháp có chất lượng đảm bảo.
Cách nhận biết mụn dưới da
Vì là "mụn ẩn"nên thường khó nhận diện hơn so với các loại mụn trên da và thường bị nhầm lẫn với một số bệnh về da khác . Chính vì thế, các bạn nên để ý những biểu hiện của loại mụn này. Để khi mụn nổi, thì sẽ có những phương pháp điều chỉnh cần thiết.
Thông thường, mụn ẩn không khoa trương như mụn viêm, mụn bọc, ngược lại chúng có kích cỡ khá "khiêm tốn". Khi sờ vào bạn sẽ thấy nốt mụn sần sùi, không đau, mọc thành từng cụm và khi lan ra, chúng sẽ hình thành nên những cụm mụn lớn. Nếu xử lý sai cách sẽ làm mụn bị viêm nặng hơn, dẫn đến mụn khó trị và khả năng xuất hiện lỗ chân lông to, sẹo thâm, vết thâm là rất lớn.
Cách trị dành cho mụn ẩn
Nguyên nhân gây nên mụn là việc tồn đọng của bụi bẩn, bã dầu nhờn, lớp phấn make up...do đó, muốn điều trị mụn ẩn dưới da, bạn cần phải giữ vệ sinh mặt sạch sẽ. Bạn nên lựa chọn loại sữa rửa mặt có chất kháng khuẩn, acid salcylic. Loại này giúp làm sạch da và ngăn ngừa mụn.
Khi đang có mụn dưới da, bạn hãy lấy gạc thấm nước nóng chườm lên vết mụn 2 tới 3 phút mỗi ngày. Như vậy sẽ kích thích mụn của bạn trồi lên, giúp lấy nhân mụn ra dễ dàng hơn.
Khi nặn mụn dưới da, các bạn hãy xông hơi bằng nước ấm và sau đó dùng bông nước ấm nhẹ nhàng massage da mặt để lỗ chân lông nở ra. Tiếp đó, dùng kim nặn mụn, chích nhẹ vào đầu mụn, dùng ngón tay có quấn gạc ấn mụn từ nhiều phía. Làm nhẹ nhàng và kiên trì đến khi nhân mụn ra hết. Sau khi nặn, hãy đắp mặt nạ dưỡng để da thư giãn và giảm sưng tấy.
Phòng ngừa mụn ẩn
Tẩy trang kỹ sau khi trang điểm: Điều này vô cùng quan trọng vì sẽ giúp loại bỏ những chất độc hại trên da đó nhé. Khi không trang điểm, bạn cũng phải rửa mặt 2 lần/ngày bằng sữa rửa mặt có độ PH thấp để làm sạch da, tránh việc lỗ chân lông bị tắc nghẽn gây nên mụn.
Không dùng tay sờ và nặn mụn: Điều này thì chắc chắn phải áp dụng với tất cả các loại mụn. Vì tay có chứa rất nhiều vi khuẩn, do đó việc sờ tay lên vết mụn cũng như nặn mụn có thể khiến vi khuẩn đi sâu vào da và gây hại.
Chế độ ăn, ngủ hợp lý: Một lối sống khoa học không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn tốt cho chính làn da của bạn.
Theo Bác sĩ Nguyễn Thị Khánh Huệ