Sạm nám là tình trạng chung của chị em phụ nữ ở ngưỡng 40, thậm chí còn là nỗi lo của phụ nữ sau khi sinh. Sạm nám được xem là một vấn đề khó điều trị của da và rất dễ bị tái phát. Vậy sạm nám là gì, nguyên nhân hình thành và cách điều trị sạm nám như thế nào? Hãy cùng Sakura và bác sĩ Võ Thị Bạch Sương cung cấp cho bạn kiến thức và phương pháp điều trị sạm nám.
Sạm nám là gì?
Da được cấu thành từ ba lớp: biểu bì, lớp trung bì và lớp hạ bì (lớp mô dưới da). Biểu bì là lớp trên cùng nằm trên bề mặt da. Sạm nám là sự thay đổi màu da bất thường do sự sản sinh quá mức của sắc tố melanin. Khi tia UV xâm nhập vào lớp biểu bì và tác động vào tế bào sừng thì làn da gửi đi một tín hiệu rằng da đang bị tổn thương, và lúc đó sắc tố melanosome được phóng thích vào tế bào sừng và sản sinh ra melanin để bảo vệ da. Melanin khi bị sản sinh quá nhiều sẽ khiến tế bào da sạm màu, và từ đó hình thành sạm nám trên bề mặt da. Sạm da biểu hiện qua các vết nám, tàn nhang, dát cà phê sữa và tăng sắc tố sau viêm.
Nám da gồm ba giai đoạn là nám da biểu bì, nám da trung bì và nám da hỗn hợp. Nám da biểu bì ảnh hưởng đến lớp da trên cùng, thường xuất hiện dưới những vùng da có màu nâu và có thể nhìn thấy đường viền. Nám da trung bì khi hắc sắc tố ảnh hưởng đến vùng trung bình sâu hơn khiến làn da có màu xanh xám. Nám da hỗn hợp là khi làn da có màu nâu xám.
Nguyên nhân khiến da sạm nám
-
Rối loạn nội tiết tố: Sự mất ổn định nội tiết tố nữ estrogen làm ảnh hưởng đến các sắc tố melanin, từ đó hình thành sạm nám.
-
Thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và làm việc với máy tính: Tia cực tím từ ánh nắng mặt trời và tia bức xạ từ màn hình máy tính được xem là “khắc tinh" của làn da. Khi làn da bị tiếp xúc thường xuyên, những tia bức xạ và tia cực tím sẽ phá vỡ cấu trúc collagen vốn tạo độ đàn hồi cho da, khiến da mặt bị thương tổn và mất khả năng bảo vệ khi bị tác động bởi yếu tố môi trường.
-
Stress, mất ngủ và thức đêm nhiều: Thức đêm là cách nhanh nhất để phá huỷ cơ thể và làn da. Các nghiên cứu da liễu cho thấy rằng, sự tái tạo làn da gần như tăng gấp đôi vào ban đêm và đạt đỉnh điểm từ 23h đến 4h. Lúc này, lượng collagen được đẩy mạnh sản xuất, các gốc tự do có hại bị tiêu diệt và những tế bào tổn thương được phục hồi nhanh chóng.
-
Lý do di truyền: Sạm nám có thể di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Với những vấn đề da liên quan đến yếu tố di truyền, cách hiệu quả nhất vẫn là nhờ đến sự hỗ trợ chuyên sâu của các bác sĩ da liễu thông qua các phương pháp trị nám như bắn laser, dermabrasion...
Cách khắc phục và điều trị
Theo bác sĩ da liễu Võ Thị Bạch Sương, hiện nay không có phương pháp nào điều trị triệt để nám da. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể cải thiện và làm nhạt bớt những vùng da bị sạm nám, tối màu. Dưới đây là những phương pháp hiệu quả để khắc phục tình trạng sạm nám của da.
-
Tạo thói quen sinh hoạt lành mạnh: Ngoài việc ngủ sớm, hạn chế sử dụng máy tính, da cũng cần được bổ sung các loại thực phẩm thúc đẩy quá trình làm trắng da như chanh, nghệ, dưa leo, cam thảo...Và quan trọng hơn nữa là phải bổ sung đủ nước cho cơ thể để có một làn da căng mịn đầy sức sống.
-
Loại bỏ nám bằng laser: Với tình trạng da tối màu như nám lâu năm hay nám di truyền, cách điều trị tốt nhất là tìm đến các chuyên gia da liễu hoặc chữa trị bằng phương pháp laser.
-
Dùng hoạt chất ức chế sự hình thành của hắc sắc tố: Những hoạt chất tiêu biểu thường xuất hiện trong những sản phẩm điều trị sạm nám là Vitamin C Ascorbic, Acid Tranexamic, Glutathione, L-cysteine, chiết xuất cam thảo, Hythiol…
-
Tăng cường chống nắng: Chống nắng là bước vô cùng quan trọng trong việc điều trị sạm nám nếu bạn không muốn công sức dưỡng da của mình “đổ sông đổ bể". Trong quá trình điều trị sạm nám với bất kỳ hình thức nào (bắn laser hay dùng sản phẩm điều trị), làn da sẽ có xu hướng nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời, vậy nên bạn càng phải tăng cường việc chống nắng cho da và duy trì thói quen này hàng ngày.