Hầu như chúng ta đều hiểu rõ tác dụng của kem chống trắng vào mùa hè. Kem chống nắng giúp bảo vệ làn da khỏi tia cực tím khiến da không bị đen sạm, cháy nắng, ung thư da...Tuy nhiên, ít ai lại nhận ra chống nắng trong mùa đông cũng quan trọng không kém mùa hè. Dù trời nắng chói chang hay trời mưa gió bấc, trong không khí luôn tồn tại tia cực tím có hại cho da. Tia UVA (loại tia chiếm 95% lượng tia cực tím) vẫn có cường độ mạnh quanh năm và chúng cũng chính là tác nhân gây lão hóa, nếp nhăn và thậm chí là ung thư da. Làn da của chúng ta thường khô, mỏng và nhạy cảm hơn trong những tháng mùa đông. Vì vậy, việc dùng kem chống nắng để bảo vệ da trước những tác động xấu từ thời tiết, môi trường là điều vô cùng cần thiết.
Cách dùng kem chống nắng vào mùa đông
Mùa đông, da có xu hướng khô và mẫn cảm hơn, vậy nên cần cẩn trọng trong việc chọn lựa kem chống nắng cho những ngày thời tiết khô lạnh. Sản phẩm chống nắng nên chọn cần có khả năng bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời ít nhất 2 tiếng. Các thành phần hoạt chất trên bao bì sẽ cho biết mức độ bảo vệ khỏi tia UVA, đồng thời chỉ số SPF còn đưa ra khả năng bảo vệ bạn khỏi tia UV. Dưới đây là cách “nằm lòng" các chỉ số trên bao bì sản phẩm chống nắng. Theo FDA thì kem chống nắng SPF 30 có thể bảo vệ bạn: 15 phút x 30 = 450 phút (~7 tiếng) trong “điều kiện tiêu chuẩn”.
PA là kí hiệu chỉ số đo lường khả năng lọc tia UVA của kem chống nắng cho da do Hiệp hội Mỹ phẩm Nhật Bản đưa ra. Tia UVA mới là “kẻ thù thực sự” của các nàng vì nó có bước sóng dài, nên có khả năng xuyên qua bề mặt da, tác động đến lớp hạ bì. Khiến da mất độ đàn hồi, làm xuất hiện nếp nhăn, lâu dài sẽ dẫn đến ung thư da. Hiện PA có 4 mức độ như sau:
- PA+ Có khả năng chống 50%-70% tia UVA
- PA++ Có khả năng chống 75%-87.5% tia UVA
- PA+++ Có khả năng chống 87.5%-93.75% tia UVA
Nên sử dụng kem chống nắng vật lý hay hoá học
- Kem chống nắng hoá học (kem chống nắng hữu cơ) với thành phần chính (chủ yếu carbon) như: avobenzone, oxybenzone, sulisobenzone,… kem chống nắng hoạt động như một màng lọc hoá học: hấp thụ, thẩm thấu tia UV và chuyển hoá thành bước sóng năng lượng thấp hơn, an toàn hơn, không gây tổn hại đến da như tia hồng ngoại. Kem chống nắng hoá học mỏng hơn, dễ thoa đều trên da, rất tiện cho việc sử dụng hàng ngày. Tuy nhiên, kem chống nắng hoá học ít bền vững dưới ánh nắng mặt trời nên phải bôi lại thường xuyên, và dễ khiến da bị kích ứng.
- Kem chống nắng vật lý (kem chống nắng vô cơ) với thành phần các khoáng chất hoạt tính như Titanium dioxide và Zinc Oxide, kem chống nắng vật lý có khả năng tạo một lớp màng chắn bảo vệ trên bề mặt của da, giúp ngăn chặn, phát tán, phản xạ các tia UV khiến chúng không xuyên qua da được. Kem chống nắng vật lý giúp bảo vệ da khỏi tia UVA và UVB. Đặc biệt có tác dụng chống nắng phổ rộng tự nhiên mà không cần đợi kem thấm vào da trước khi ra ngoài nắng. Kem vật lý giữ được lâu và không cần phải bôi lại (trừ trường hợp tham gia các hoạt động thể chất dễ ra mồ hôi), có ưu điểm lành tính, ít gây kích ứng (đặc biệt với người bị đỏ da), phù hợp với người có da nhiều mụn.
Tuy nhiên, tuỳ vào tình trạng da mà mỗi loại kem chống nắng có công dụng riêng. Hãy lắng nghe làn da của mình để tìm ra loại kem chống nắng phù hợp nhất cho mùa hanh khô này nhé.