Trong chu trình chăm sóc da, việc tẩy tế bào chết luôn là bước cần thiết và hết sức quan trọng nếu muốn có được làn da khỏe, đẹp. Việc tẩy tế bào chết sẽ loại bỏ đi lớp da chết sậm màu trên bề mặt, khơi thông tắc nghẽn cho lỗ chân lông và giúp cho da phục hồi tốt hơn. Nhưng mỗi loại da lại có cách tẩy tế bào chết, các bước thực hiện khác nhau.
Trong y khoa nói chung và trong ngành công nghệ mỹ phẩm nói riêng, người ta thường phân chia việc tẩy tế bào chết thành hai dạng khác nhau là tẩy tế bào chết hóa học và tẩy tế bào chết cơ học. Mỗi loại có ưu và nhược điểm khác nhau nhưng cùng chung một đích là giúp loại bỏ lớp sừng dày trên da.
Tẩy tế bào chết cơ học (vật lý)
Là phương pháp được nhiều người áp dụng nhất. Cách thực hiện của quá trình này là sử dụng các loại hạt nhỏ (scrubs), bột mịn (ngũ cốc, trà xanh, bã cafe, muối dạng hạt...), dạng gel tạo gôm. Công dụng chính của những nguyên liệu này là để tạo ra ma sát trên da giúp tẩy và lấy đi những lớp da chết cần thiết. Ưu điểm của tẩy tế bào chết cơ học là đơn giản, nguyên liệu dễ kiếm và chi phí thường rẻ hơn. Tuy nhiên, hạn chế của phương thức này là kém hiệu quả hơn, khó lấy đi được những tế bào chết cứng đầu bám chặt vào thành da. Ngoài ra, việc tẩy tế bào chết dạng hạt cũng có thể tác động lên da, gây tổn thương da, kích ứng da do quá trình chà xát quá nhiều.
Tẩy tế bào chết hóa học
Đúng như tên gọi của nó, phương pháp này chủ yếu sử dụng các hoạt chất hóa học để "nới lỏng" các chất keo gắn các tế bào da vào bề mặt da để dễ dàng lấy đi những lớp da chết trên bề mặt. Phương pháp này mặc dù hiệu quả hơn nhưng ít người sử dụng do chi phí thường cao hơn và cũng có khả năng gây kích ứng da.
Việc tẩy tế bào chết định kì cho da từ 1-2 lần/tuần (tùy thuộc vào loại da) dù theo cách nào thì cũng mang lại những lợi ích cho da. Và dưới đây là những thông tin Sakura Việt Nam cung cấp để bạn có thể lựa chọn những phương pháp tẩy tế bào chết phù hợp với làn da của chính mình.
Da dầu, ít nhạy cảm và ít mụn
Đới với loại da dầu nhờn, nhiều người vẫn cứ nghĩ rằng cần làm khô sạch da và càng khô thì càng tốt. Nhưng suy nghĩ này là hoàn toàn sai lầm vì khi da bị khô thì tuyến bã nhờn càng bị kích thích tăng sinh, tiết ra nhiều dầu nhờn hơn. Và khi nó càng bị kích thích nhiều thì khả năng rối loạn tuyến bã nhờn càng cao hơn và do đó mà da dầu sẽ càng thêm dầu và tắc nghẽn hơn.
Gợi ý từ Sakura: Đối với tình trạng da dầu nhưng ít mụn và nhạy cảm này, bạn có thể sử dụng cả hai cách tẩy tế bào chết cơ học và hóa học.Nếu tẩy tế bào chết cơ học thì áp dụng đều đặn 2 lần/ tuần và 3 lần/tuần đối với việc tẩy tế bào chết hóa học.
Da dầu, ít nhạy cảm và nhiều mụn
Đối với tình trạng da này, việc khơi thông bít tắc lỗ chân lông là điều hết sức quan trọng, việc bít tắc này chính là nguyên nhân khiến cho nhiều mụn nổi trên da. Do đó, bạn có thể sử dụng việc tẩy tế bào chết hóa học có BHAs và những chất hóa học có tác dụng làm giảm sưng viêm, gom nhân mụn để giúp nhân mụn nhanh chóng ổn định và già nhanh hơn, da sẽ ít bị tổn thương hơn.
Gợi ý từ Sakura: Có thể sử dụng cả hai cách tẩy da chết cơ học và hóa học. Bởi vì đây là loại da vừa nhạy cảm vừa nhiều mụn nên cần lưu ý rằng khi tẩy da chết cơ học cần chà xát nhẹ nhàng trên da tránh gây những tác động lực mạnh lên da. Đối với tẩy tế bào da chết hóa học thì cần sử dụng những hợp chất hết sức dịu nhẹ, an toàn dành cho da. Bạn có thể kiềm tra, thử sản phẩm trước khi dùng để đảm bảo chắc chắn da không bị kích ứng. Nếu da bạn không quá mỏng thì có thể tẩy 2 lần/ tuần hoặc 10 ngày / lần nếu da quá mỏng.
Da thường, khá nhạy cảm và đang có dấu hiệu lão hóa
Đối với loại da này, hãy sử dụng những cách tẩy tế bào chết dịu nhẹ, tránh các sản phẩm chứa hương liệu, mùi thơm hóa học để không gây kích ứng cho da. Có thể thử sản phẩm trước ở phần phía sau tai để đmả bảo sản phẩm tẩy da chết của bạn không gây kích ứng da.
Gợi ý từ Sakura: Sản phẩm tẩy tế bào chết hóa học có thành phần Lactic acid dịu nhẹ và rất hợp với da nhạy cảm.
Da khô, mẩn đỏ, nhạy cảm
Vì loại da này có đặc điểm nhạy cảm, dễ bị kích ứng với các cách chăm sóc, cũng như sản phẩm sử dụng do đó cần hết sức cẩn trọng và lưu ý đối với việc tẩy tế bào chết trên da. Tuy nhiên, không nên lạm dụng việc tẩy tế bào chết quá nhiều lần vì rất dễ khiến da bị tổn thương kích ứng.
Gợi ý từ Sakura: Cả hai cách trên nhưng ưu tiên hơn việc tẩy da chết vật lý (chì massage nhẹ nhàng, không chà xát mạnh trên da) chỉ nên tẩy da chết 1 lần/ tuần hoặc 10 ngày /1 lần.