SAU LÀN SÓNG TẨY CHAY KEM CHỐNG NẮNG HÀN VÌ “THỔI PHỒNG” CHỈ SỐ SPF, CHUYÊN GIA NÓI GÌ?
Hàng loạt thương hiệu lớn như Purito, Krave, Klairs bị thu hồi sản phẩm do sai lệch chỉ số chống nắng SPF giữa thực tế và quảng cáo. Điều này đã khiến cộng đồng quan tâm đến lĩnh vực làm đẹp “dậy sóng” và kêu gọi tẩy chay. Nguyên nhân nào dẫn đến liên hoàn scandal này? Cùng phân tích dưới góc nhìn chuyên gia.
Judit Rácz - Nhà sáng lập INCIDecoder (trang web Chuyên thẩm định các thành phần trong mỹ phẩm) đã có bài viết “vạch trần” sản phẩm kem chống nắng Centella Green Level Unscented Sun SPF 50+ Pa++++ của Purito có chỉ số chống nắng SPF thực tế chỉ đạt 19, so với thông tin quảng cáo trên bao bì là SPF 84,5. Trước cáo buộc, Purito đính chính: Thương hiệu không tự sản xuất sản phẩm mà đặt hàng đơn vị thứ ba một loại kem chống nắng mới với công thức độc quyền. Khi phía sản xuất đưa ra các số liệu về chỉ số chống nắng SPF đã được cục KFDA (Cục an toàn về Dược và Thực phẩm Hàn Quốc) chứng nhận, Purito tin tưởng và quyết định phân phối ra thị trường mà không tái kiểm tra.
Purito đưa ra phản hồi trước những cáo buộc “quảng cáo lố” chỉ số chống nắng SPF đồng thời thông báo tạm dừng sản xuất Purito Centella Green Level Unscented Sun. Xem đầy đủ tại đây. Nguồn: Instagram (@purito_official)
Bài viết của Judit thu hút sự chú ý của đông đảo cộng đồng làm đẹp trên thế giới, ngay lập tức, tại Singapore và Úc, các sản phẩm chống nắng của Purito bị thu hồi. Một số thương hiệu mỹ phẩm Hàn Quốc khác cũng gặp trường hợp tương tự.
Ngày 30/4/2021, thương hiệu mỹ phẩm Klairs đã đưa thông báo chính thức thu hồi 2 dòng kem chống nắng Soft Airy UV Essence và Mid Day Blue UV Shield. Nguồn: Instagram (@klairs.global)
Kết quả kiểm chứng chỉ số chống nắng SPF thực tế (cột cuối cùng) có sự chênh lệch so với thông tin ghi trên bao bì (cột thứ 2 từ phải qua). Nguồn: klairscosmetics.com
Ngày 12/04/2021, Giám đốc điều hành Krave Beauty đăng tải video xin lỗi người dùng vì sản phẩm Beet The Sun không đạt chỉ số chống nắng SPF như trên bao bì. Nguồn: Instagram (@kravebeauty)
Loạt scandal từ các thương hiệu mỹ phẩm lớn của Hàn Quốc khiến người dùng không khỏi hoang mang và lo lắng. Một tài khoản bình luận dưới bài viết thông báo thu hồi sản phẩm kem chống nắng của Purito: Trước giờ tôi toàn dựa vào chỉ số SPF trên bao bì để chọn sản phẩm, chả lẽ công tình chống nắng bấy lâu là vô thưởng vô phạt???”.
LÝ GIẢI NGUYÊN NHÂN TẠI SAO SAI LỆCH CHỈ SỐ CHỐNG NẮNG SPF THƯỜNG GẶP Ở CÁC SẢN PHẨM HÀN QUỐC
Như đã đề cập ở trên, Purito hợp tác phát triển sản phẩm cùng một bên thứ ba. Do đó, quá trình sai sót không hoàn toàn xuất phát từ phía nhãn hàng mà có thể phát sinh từ nhiều yếu tố tác động. Một trong những yếu tố có thể kể đến đó là sự khác nhau trong quá trình phân loại và kiểm nghiệm sản phẩm kem chống nắng ở mỗi quốc gia.
Tại Úc và Mỹ, kem chống nắng đều được phân loại là thuốc không kê đơn.Trong khi đó, tại Hàn Quốc, kem chống nắng không bị xem là thuốc mà nằm trong hạng mục mỹ phẩm. Quy trình kiểm nghiệm có thể sát sao, nhưng với tiến độ khá nhanh chóng và không phức tạp như hạng mục thuốc.
Hàn Quốc có quy trình thẩm định sản phẩm kem chống nắng khác so với thế giới. Ảnh: Shutter
Sau những tin tức không hay đến từ loạt thương hiệu mỹ phẩm lớn, Hàn Quốc đã có những động thái tích cực nhằm tái thiết lập quy trình kiểm nghiệm và nâng cao tiêu chuẩn. Theo đó, Bộ An toàn Thực phẩm và Dược phẩm Hàn Quốc (MFDS) gửi thông báo đến Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cho biết Hàn Quốc đang đề xuất quy định về việc đánh giá thiết lập và điều chỉnh các tiêu chuẩn đối với việc sử dụng các thành phần của sản phẩm mỹ phẩm có chứa thành phần hạn chế sử dụng. Ví dụ: Các chất bảo quản, kem chống nắng và chất tạo màu. Đồng thời đề xuất yêu cầu dữ liệu an toàn của sản phẩm mỹ phẩm sẽ phải chứa kết quả của 11 loại xét nghiệm, bao gồm thử nghiệm kích ứng da, thử nghiệm độc tính và các thử nghiệm khác. Chi tiết thông báo của MFDS đến WTO xem tại đây.
KINH NGHIỆM CHỌN KEM CHỐNG NẮNG TỪ LỜI KHUYÊN CHUYÊN GIA
Tiến sĩ, Bác sĩ Đào Hoàng Thiên Kim - Giảng viên thẩm mỹ nội khoa của Bộ môn Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch TP.HCM – hiện đang là Cố vấn chuyên môn của thương hiệu Dược mỹ phẩm Nhật Bản Sakura Beauty chia sẻ: Chỉ số SPF không thể hiện đầy đủ khả năng chống nắng. Các sản phẩm ngày nay thường truyền thông về sự tăng chỉ số SPF mà lại lờ đi việc SPF chỉ thể hiện khả năng ngăn chặn tia UVB. Vậy còn UVA thì sao? Muốn chống nắng toàn diện cần chống cả tia UVB lẫn UVA, đồng nghĩa với việc hãy quan tâm chỉ số SPF và cả chỉ số PA.
Chuyên gia da liễu đưa ra một số lời khuyên hữu ích giúp người dùng nâng cao kinh nghiệm lựa chọn sản phẩm chống nắng. Ảnh: Sakura Beauty Vietnam
- Hiểu rõ chỉ số chống nắng SPF, PA để chọn sản phẩm phù hợp mục đích sử dụng
Chỉ số SPF (Sun Protection Factor) là thông số đo lường khả năng chống tia UVB, thấp nhất là 15 và cao nhất là 100. Theo định mức Quốc tế thì 1 SPF có khả năng bảo vệ làn da và hạn chế tác hại của tia UV trong khoảng 10 phút. Ví dụ sản phẩm có chỉ số chống nắng SPF là 15 sẽ có khả năng bảo vệ làn da trong khoảng 150 phút, sản phẩm có chỉ số chống nắng SPF 50 có thể bảo vệ da trong 500 phút.
Còn chỉ số PA (Protection Grade of UVA) là chỉ số đo lường khả năng bảo vệ cơ thể tránh tia UVA của kem chống nắng do Hiệp Hội Mỹ Phẩm Nhật Bản công bố. PA không đo bằng số như SPF mà đo bằng dấu (+). Nó được chia thành 4 cấp độ với ý nghĩa như sau:
- PA+: Khả năng chống lại tia UVA ở mức từ 40-50%
- PA++: Khả năng chống tia UVA tốt hơn, ở mức từ 60-70% và thời gian lọc tia khoảng từ 4-6 giờ.
- PA+++: Khả năng chống tia UVA tốt, tới 90%, thời gian lọc tia khoảng 8-12 giờ.
- PA++++: Khả năng chống tia UVA rất tốt, lên đến trên 95%. Thời gian lọc tia lên đến 16 giờ.
Cả tia UVA và UVB đều có khả năng làm hỏng da và gây ung thư da.
Lưu ý: Đối với một số loại kem chống nắng có thể sẽ không thấy ký hiệu chỉ số PA mà thay vào đó là ký hiệu viết tắt như UVA-UVB, UVA/UVB hay UVA1, UVA2. Hoặc là những ký hiệu riêng của một số thương hiệu, quốc gia. Ví dụ như SPF 60-12 nghĩa là SPF 60 và PA+++.
Ngoài ra, các sản phẩm chống nắng từ Anh, Mỹ hay một số quốc gia Châu Âu thường không cung cấp chỉ số PA, thay vào đó sẽ là dòng chữ “Broad Spectrum” hoặc “Full Spectrum”, mang ý nghĩa các sản phẩm chống nắng này đã được công nhận có tác dụng hạn chế tác hại của cả hai loại tia UVA và UVB. Và cả hai chỉ số chống nắng này đặc biệt phù hợp với làn da đang sử dụng acid như AHA/BHA hay retinol.
- Tìm hiểu xuất xứ thương hiệu sản phẩm
Chọn sản phẩm đến từ thương hiệu uy tín, quốc gia kiểm soát kem chống nắng nghiêm ngặt, một trong số đó không thể không kể đến Nhật Bản - quốc gia với ngành công nghiệp mỹ phẩm lâu đời và uy tín nhất Châu Á. Quy trình kiểm định các sản phẩm, đặc biệt mỹ phẩm làm đẹp ở Nhật luôn rất khắt khe và chặt chẽ, chỉ khi đáp ứng được các chỉ số an toàn và chất lượng như quy định, sản phẩm mới được đưa ra thị trường. Điều này đã càng làm tăng thêm độ uy tín của dòng sản phẩm chăm sóc da cũng như kem chống nắng của Nhật đối với người tiêu dùng trên toàn thế giới.
- Chọn các sản phẩm đạt tiêu chuẩn trong nước lẫn quốc tế
Chọn các sản phẩm được kiểm định từ các cơ quan chính phủ như Bộ Công thương (cơ quan xác nhận sản phẩm đủ điều kiện an toàn thực phẩm để sản xuất), các cơ quan đánh giá chất lượng theo chuẩn quốc tế như FDA Hoa Kỳ và các cơ quan y tế.
Ưu tiên chọn các sản phẩm chống nắng đạt chuẩn nhiều quốc gia sẽ giúp hạn chế tình trạng sai sót trong khâu kiểm nghiệm. Ảnh: Sakura Beauty Vietnam
- Nên dùng sản phẩm kem chống nắng có thành phần khoáng chất
Tiến sĩ - Bác sĩ Đào Hoàng Thiên Kim khuyến nghị dùng các sản phẩm chống nắng có chứa titanium dioxide hoặc kẽm oxide. Đây là những thành phần chống nắng duy nhất được coi là an toàn. Ngoài ra, các chuyên gia của EWG (Environmental Working Group) cũng khuyến cáo nên tránh các loại kem chống nắng có chứa oxybenzone. Thành phần này đã được chứng minh có thể hấp thụ qua da với lượng lớn, đồng thời là một chất gây rối loạn nội tiết tiềm ẩn, có thể ảnh hưởng tới nồng độ hormone và khả năng sinh sản của người dùng.
Tạm kết
Kem chống nắng là một sản phẩm thiết yếu, không chỉ là bước đệm vững chắc cho làn da khỏe đẹp mà còn bảo vệ da trước các tác nhân gây hại từ mặt trời. Do đó, việc chọn lựa một sản phẩm chống nắng chất lượng cần được chú trọng hơn bao giờ hết. Người dùng đừng chủ quan vì cảm giác “an toàn ảo” từ những chỉ số chống nắng SPF cao tạo ra. Hãy cập nhật cho bản thân thật nhiều kiến thức chăm da khoa học và tìm đến chuyên gia để có những lời khuyên chính xác nhất, từ đó tìm được sản phẩm chống nắng phù hợp cho làn da của mình.