Vùng da đường chân tóc thường bị chủ nhân bỏ quên vì ít khi để ý đến hoặc cũng có thể vì chủ quan nghĩ rằng đây là những vùng da có thể che giấu được Và chính vì thế mà mụn đường chân tóc cứ dai dẳng không dứt. Vậy làm sao để trị dứt điểm mụn đường chân tóc?
Nguyên nhân chính gây nên mụn đường chân tóc
Nguyên nhân đầu tiên có thể kể đến đó là yếu tố nội tiết tố. Cũng giống như các loại mụn khác, nội tiết tố bị rối loạn sẽ khiến cho tuyến bã nhờn tăng sinh mạnh, dầu thừa trên da xuất hiện, lỗ chân lông bị bít tắc và kết quả là mụn nổi trên da. Bên cạnh đó, có thể liệt kê thêm một số nguyên nhân gây nên tình trạng mụn chân tóc như sau:
- Thói quen sinh hoạt và việc sử dụng các sản phẩm chăm sóc không hợp lý
- Không xả sạch dầu gội và dầu xả khi gội đầu. Điều này khiến các chất làm mềm hóa học có trong sản phẩm gội đầu như emollients, quaterniums, acrylate và các hóa chất làm dày tóc bám vào da làm bít lỗ chân lông gây mụn. Để giảm thiểu tình trạng này, bạn nên hạn chế hoặc giảm thiểu số lượng dầu gội, dầu xả sử dụng mỗi lần gội đầu nhé.
- Sử dung keo xịt tóc thường xuyên trong thời gian dài. Trong keo xịt tóc cũng chứa đầy các thành phần hóa chất, khi sử dụng trong một thời gian dài, những chất hóa học này sẽ tồn đọng ở đường chân tóc. Những hóa chất có trong các sản phẩm này không chỉ khiến cho da bị ảnh hưởng mà còn gây bít tắc trên da và mụn là hệ quả tất yếu.
- Không vệ sinh chăn gối cẩn thận khiến bụi bẩn và các loại vi khuẩn bám vào vùng chân tóc, khiến tình trạng mụn trở nên nghiêm trọng hơn
Điều trị mụn đường chân tóc
Để có thể trị liệu dứt điểm tình trạng mụn đường chân tóc thì trước hết bạn cần loại bỏ được những nguyên nhân gây nên mụn. Cụ thể: Hạn chế việc sử dụng các sản phẩm như keo xịt tóc, giảm thiểu lượng dầu gội, dầu xả sử dụng khi gội đầu, giữ vệ sinh da mặt sạch sẽ để hạn chế mụn xuất hiện trên da. Các bạn có thể nghĩ đến tình huống gội đầu bằng xà bông sát khuẩn hoặc thuốc tím pha loãng thành màu hồng nhạt; thoa các thuốc màu sát trùng (Eosin 2%, Milian, Castellani) hoặc mỡ kháng sinh như fucidic acid (Fucidin), mupirocin (Bactroban). Nếu sau 7 – 10 ngày mà tổn thương vẫn không giảm thì chúng ta nên đến bác sỹ chuyên khoa da để được điều trị bằng thuốc uống thích hợp như kháng sinh, vitamin A acid, thuốc giảm ngứa…
Bên cạnh đó, nhớ giữ vệ sinh thân thể; gội hoặc tắm bằng loại dầu thích hợp, không nên thay đổi dầu, nếu da nhờn nhiều thì có thể dùng các loại xà bông giảm nhờn như xà bông chứa hắc ín (Polytar) hoặc lưu huỳnh (SAStid)…Không nên đội nón chặt, hạn chế ăn ngọt, ăn nhiều rau xanh, uống nhiều nước. Và quan trọng nhất là giữ vệ sinh da mặt mỗi ngày nhé.