Không phải nếp nhăn hay chảy xệ mà những đốm lão hóa (dark spot) mới là dấu hiệu lão hóa da phổ biến nhất. Đốm lão hóa có thể xuất hiện khi bạn 40 tuổi, thậm chí sớm hơn nếu tiếp xúc thường xuyên với ánh nắng mà không có biện pháp che chắn, bảo vệ đúng cách.
Nguyên nhân
Đốm lão hóa hình thành do tiếp xúc với ánh nắng nên chúng thường tập trung ở mặt, vai, cẳng tay, mặt trái bàn tay.
Ngoài ra, thay đổi nội tiết tố cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện của đốm lão hóa. Hắc tố melanin xuất hiện tự nhiên trên da giúp hấp thu ánh nắng, bảo vệ cơ thể khỏi tia UV một cách tự nhiên. Tuy nhiên, khi hắc tố melanin gia tăng sẽ khiến đốm lão hóa và đốm sậm màu hình thành. Do vậy, phụ nữ mang thai sẽ xuất hiện nhiểu đốm lão hóa do nội tiết tố thay đổi khiến lượng melanin sản sinh quá mức.
Ánh nắng mặt trời là nguyên nhân chính làm đốm lão hóa hình thành trên da.
Màu sắc
Đốm lão hóa thường có màu nâu. Tuy nhiên, cũng có trường hợp nó có thể có màu đen, nâu đen hay xám, đen hay nâu đen. Chính bởi màu sắc này mà nhiều người thường nhầm lẫn đốm lão hóa với nốt ruồi. Nốt ruồi nhô lên trên da còn đốm lão hóa phẳng, không ảnh hưởng đến cấu trúc da.
Tuy nhiên, đốm lão hóa thay đổi màu sắc theo thời gian – đây là dấu hiệu để nhận biết ung thư da nên bạn cần phải ghi nhớ đặc điểm này để phát hiện và điều trị sớm những triệu chứng bất thường trên da.
Thông thường đốm lão hóa sẽ có màu nâu.
Cách đối phó
Việc xuất hiện các đốm lão hóa trên da khiến nhiều người cảm thấy lo lắng và bắt đầu tìm mọi cách để loại trừ cấp tốc. Rất nhiều trường hợp đã áp dụng cách tẩy da chết thường xuyên để làm mờ đốm lão hóa, nhưng thực tế hành động này là hoàn toàn sai lầm vì đốm lão hóa còn trở nên tối màu hơn với phương pháp này.
Nguyên nhân là do tẩy da chết có thể gây viêm, và những vết thâm trên da mặt hay còn gọi là bệnh tăng sắc tố (hyperpigmentation). Vì thế chỉ nên tẩy da chết nhẹ nhàng bằng các sản phẩm có thành phần chiết xuất tự nhiên để loại bỏ tế bào sừng già cỗi, kích thích tái tạo da, hỗ trợ da sáng mịn và chắc khỏe hơn.
Da tối màu có nguy cơ bị đốm lão hóa thấp hơn
Khoa học đã chứng minh rằng, làn da trắng sáng có nguy cơ bị đốm lão hóa cao hơn hẳn làn da tối màu bởi da tối màu sở hữu nhiều melanin, giúp bảo vệ da tối ưu khỏi sự tấn công của tia cực tím từ ánh nắng mặt trời hiệu quả hơn bất kỳ loại kem dưỡng da nào.
Nên nhớ rằng, đốm lão hóa trên làn da tối màu sẽ trầm trọng hơn nếu bạn sử dụng quá nhiều các sản phẩm làm trắng, dưỡng trắng chứa nhiều chất lột tẩy.
Da càng trắng càng dễ bị đốm lão hóa.
Dùng kem chống nắng có chỉ số SPS 30
Cách hiệu quả nhất để ngăn ngừa đốm lão hóa và đốm sậm màu là sử dụng kem chống nắng hay những sản phẩm dưỡng da, trăng điểm có khả năng chống nắng. Không phải SPS cao thì khả năng ngăn ngừa đốm lão hóa cũng cao theo. Theo tìm hiểu, kem chống nắng có SPS 30 ngăn chặn được 97% tia UV, còn kem SPS 50 nhỉnh hơn một chút: 98%. Tuy nhiên điều này không đồng nghĩa với việc phó mặc làn da hoàn toàn làn da cho kem chống nắng mà cũng cần che chắn cẩn thận mỗi khi ra ngoài trời nắng.
Các chuyên gia khuyên rằng, da thường hoặc da trắng sáng nên sử dụng SPS 30 và mỗi lần sử dụng trong 2-3 tiếng. Với da tối màu, SPS 15 là sự lựa chọn hoàn hảo. Đặc biệt, trong kem chống nắng cần có kẽm và oxit titan để chặn hoàn toàn tia UV. Nếu trang điểm, hãy sử dụng kem che khuyết điểm, kem nền có SPS để tăng cường chống nắng tối ưu cho da.
Sakura CC Cream Flawless Control Base – Kem trang điểm có chỉ số chống nắng SPF 50 PA++++ vừa giúp tô điểm làn da vừa bảo vệ da khỏi tia UV.
Cẩn trọng khi chọn mỹ phẩm điều trị
Mặc dù, hydroquinone giúp làm mờ đốm lão hóa, trị nám, dưỡng trắng nhanh chóng, hiệu quả, nhưng nó có nguy cơ làm mất hắc tố da vĩnh viễn (hủy luôn tế bào tạo hắc tố ) nếu dùng quá hàm lượng cho phép.
Thay vào đó, bạn nên chăm sóc da bằng những sản phẩm dưỡng trắng da có chứa thành phần từ thiên nhiên giúp ức chế sự sản sinh hắc tố melanin để đảm bảo an toàn cho làn da. Các thành phần có thể kể đến là Arbutin có trong lá cây bearberry, nấm hay một số loại trái cây nhất định; và Kojic acid - một hợp chất tự nhiên có nguồn gốc từ nấm và quá trình lên men gạo.