Ánh nắng mặt trời là nguồn cung cấp vitamin D cần thiết cho xương, cho cơ thể nhưng nó lại có chứa những tia cực tím gây nguy hại cho da. Việc tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời là nguyên nhân chính gây nên tình trạng nám da, sạm da, ung thư da ở phụ nữ.
Như chúng ta đã biết, ánh nắng mặt trời là nguồn cung cấp vitamin D tự nhiên giúp xương được chắc khỏe, các hoạt động sống được đảm bảo. Do đó, các bậc cha mẹ hay cho trẻ sơ sinh "sưởi nắng". Tuy nhiên, các bạn nên nhớ rằng, chỉ vào một khoảng thời gian nhất định trong ngày thì ánh nắng mặt trời mới là nhân tố có lợi ( khoảng 6h - 8h sáng và 5h - 6h chiều), những khung giờ khác trong ngày, ánh nắng mặt trời trở thành tác nhân gây hại cho da, mà nặng nề nhất phải kể đến tình trạng nám da, sạm da, ung thư da ở người.
Hiểu rõ về tia UV
Tia cực tím, tia UV, tia tử ngoại đều là tên gọi có thể sử dụng để chỉ cho lượng bức xạ của ánh nắng mặt trời (bức xạ UV). Đây là những sóng điện từ không thể nhìn thấy bằng mắt thường và có những tác động gây hại nghiêm trọng đến làn da của con người. Tia cực tím được chia ra làm 3 loại chính là ultraviolet A (UVA), ultraviolet B (UVB) và ultraviolet C (UVC).
Tia UVC: Có bước sóng trong khoảng từ 100 - 280 nm (nanometer). Đây là vùng tia UV có bước sóng ngắn nhất trong 3 loại nhưng lại có năng lượng và sức phá hủy mạnh mẽ nhất. Thật may là vì bước sóng của UVC ngắn nên đã bị tầng Ozone ngăn chặn không cho tác động đến con người (trừ những khu vực bị thủng tầng Ozone, hay bị mỏng tầng Ozone do tình trạng nóng lên của trái đất).
Tia UVB: Là loại tia có bước sóng dài hơn UVC, thường dao động từ khoảng 280 - 315 nm và năng lượng thấp hơn UVC. Vì có bước sóng ngắn hơn nên UVB tác dụng trực tiếp lên lớp biểu bì trên da chúng ta, làm da dễ bị bỏng nắng và sạm đen.
Tia UVA: Là loại tia có bước sóng dài nhất, khoảng 315 - 400 nm. Thời gian hoạt động mạnh nhất của UVA là từ khoảng 10h sáng đến 2h chiều. Trong khoảng thời gian này, lượng tia cực tím chiếu xuống mặt đất với cường độ mạnh. Và nhờ vậy tia UVA có cơ hội tác động đến làn da của mỗi người. “Anh ta” âm thầm thâm nhập vào da, tấn công vào lớp hạ bì trên da, gây các chứng bệnh viêm da, hay các bệnh về mắt… về lâu dài UVA có thể gây nên tình trạng mất khả năng miễn dịch của cơ thể, ung thư da.
Cơ chế hình thành nên nám do ánh nắng mặt trời
Như chúng ta đã biết, melanin là sắc tố quyết định nên màu da, màu tóc, màu mắt tự nhiên của mỗi người. Nó được xem như lớp màng bảo vệ da khi bị tác động. Do đó, nếu da bị phơi nhiễm dưới ánh nắng mặt trời quá lâu, sắc tố melanin sẽ bị kích thích tăng sinh, mục đích của melanin trong lúc này là nhanh chóng hình thành nên "lá chắn" bảo vệ da, vậy nên người ta mới gọi melanin là "kem chống nắng" của da. Và quá trình hình thành nên màng chắn cho da của melanin chính là quá trình hình thành nên nám, sạm mà chúng ta vẫn thường thấy.
Ánh nắng mặt trời tác động càng mạnh, thì melanin sản sinh càng nhiều, da lại càng đậm màu hơn. Do đó, nếu không muốn melanin tăng sinh, hình thành màng chắn thì tốt nhất là bảo vệ da khỏi tác động của ánh nắng mặt trời. Việc chống nắng cho da không chỉ giúp hạn chế tình trạng nám,sạm mà còn hạn chế được những hệ lụy lâu dài do ánh nắng mặt trời gây nên như ung thu da, lão hóa da, viêm da.