Mụn có thể tàn phá làn da, gương mặt của những người lỡ"kết thân" với mụn. Chính vì thế, việc hiểu về mụn, về vòng đời của mụn sẽ góp phần giúp chúng ta ngăn ngừa, loại bỏ mụn hiệu quả hơn.
Quá trình hình thành nên mụn trên da
Chúng ta thường lầm tưởng rằng, mụn sẽ nổi ngay sau khi da bị tác động. Ví dụ, sau 1 đêm bạn ăn đồ nóng thì ngay ngày mai mụn sẽ "chình ình" trên gương mặt. Sự thật lại là, mụn có cả một quá trình chuẩn bị trong 2 tuần, thậm chí là cả tháng trước khi nổi lên bề mặt da như bạn vẫn thường thấy.
Hầu hết các nốt mụn viêm xuất hiện là do sự "có mặt" trước đó của mụn đầu trắng và mụn đầu đen, bao gồm các bã nhờn bị tắc và hóa cứng ở sâu bên trong lỗ chân lông. Mụn bị viêm do các tế bào đã chết bít các nang lông và khiến vi khuẩn sinh sôi. các bạn cũng cần lưu ý rằng tất cả các nang lông ( hoặc lỗ chân lông) có chứa vi khuẩn một cách tự nhiên. Khi oxy có thể dễ dàng đi vào nang lông, vi khuẩn sẽ không thể phát triển mạnh hoặc gây ra vấn đề. Chỉ khi nào da của bạn tiết ra quá nhiều bã nhờn, cộng với tế bào da chết thì bạn nên chuẩn bị tinh thần để "đối phó" với mụn.
Làm sao để điều trị mụn?
Nặn mụn đúng cách: Một thói quen khó bỏ của hầu hết những nạn nhân của mụn là thói quen nặn mụn và nặn mụn không đúng cách. Điều này cũng hoàn toàn dễ hiểu vì thật khó chịu khi thấy những vị khách không mời "chình ình" trên gương mặt của mình. Và sẽ rất "ngứa mắt" nếu không loại bỏ chúng đi ngay được. Nhưng đối với mụn, bạn cần tập tính kiên nhẫn, không nên quá vội vàng nặn mụn, vì như thế sẽ có thể gây ra nhiều vấn đề khác đáng lo hơn.
Các bạn cũng đã biết, tay của chúng ta là cơ quan tiếp xúc rất nhiều thứ, nhiều chỗ do đó lượng vi khuẩn trong tay là rất nhiều. Khi những vết mụn xuất hiện, vì nếu sử dụng tay nặn mụn không đúng cách thì không những không lấy hết được nhân mụn mà còn tạo cơ hội cho vô số các loại vi khuẩn tấn công vào vùng da yếu, vốn dị đã bị tổn thương bởi mụn, ngoài ra bạn sẽ góp phần khiến cho vùng da bị dập, bị viêm nặng hơn nữa.
Việc lấy nhân mụn là điều tất yếu nếu muốn điều trị mụn, nhưng phải biết sử dụng đúng cách, đúng thời điểm. Thông thường, thời gian lấy nhân mụn hợp lý là khi mụn đã xuất hiện trên bề mặt da trong khoảng 3 - 4 ngày. Lúc này, mụn đã "già", nhân mụn đã ổn định, tích tụ lại đúng một vị trí. Đây là thời điểm mà nếu nặn mụn thì có thể lấy hết nhân mụn mà không làm cho vùng da bị viêm lan rộng. Điều lưu ý là bạn nên sử dụng những dụng cụ nặn mụn để tránh "tiếp tay" cho các loại vi khuẩn tấn công lên da.
Trị thâm đúng cách: Sau khi mụn xẹp, quá trình tự làm lành của da sẽ bắt đầu được tiến hành, những vết mụn bắt đầu khô lại, đóng vảy, để lại những vết sẹo đỏ hoặc thâm tím. Các vết màu đó được gọi là quá trình tăng sắc tố sau mụn. Cuối cùng, các tế bào sắc tố sẽ ổn định, những tế bào mới sẽ thay thế lớp tế bào cũ, đào thải da chết. Đó là quy trình chuẩn nếu da của bạn có quá trình tự làm lành tốt. Nhưng không phải làn da của ai cũng có được quá trình như thế.Chính vì quá trình tự làm lành của da quá yếu nên hầu hết những người bị mụn thường để lại vết thâm.
Tất nhiên, không phải loại mụn nào cũng có vòng đời cố định, cũng có những loại mụn được gọi là "mụn dưới da", chúng không được thúc đẩy để nổi lên bề mặt da. Ngoài ra, còn có nhiều loại mụn khác và vòng đời của chúng cũng biến đổi khác nhau cho nên bạn cần tìm hiểu thêm đẻ hiểu biết về các loại mụn để từ đó có những biện pháp "đối phó" dễ dàng hơn.