Da nhạy cảm là tình trạng da bị tổn thương do quá trình chăm sóc da của mỗi người. Đúng như tên gọi của nó, da nhạy cảm rất dễ bị tác động bởi các nhân tố bên ngoài.
Da nhạy cảm phản ứng với môi trường và những biến đổi bên trong cơ thể một cách không thể đoán trước được.Vì vậy, biện pháp chữa trị tốt nhất đối với da nhạy cảm đó là " phòng ngừa". Để có thể phòng ngừa da nhạy cảm một cách hiệu quả, trước hết chúng ta cần biết nguyên nhân gây ra vấn đề da nhạy cảm.
Làn da nhạy cảm thường bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài
Vậy thì da nhạy cảm là gì và làm thế nào để biết bạn có đang sở hữu da nhạy cảm?
Làn da có thể trở nên nhạy cảm bởi nhiều lý do, ở mọi thời điểm trong cuộc đời, từ khi nhỏ cho đến khi lớn tuổi. Chúng xảy ra khi hàng rào chức năng bảo vệ da bị suy yếu, gây nên tình trạng da dễ bị xâm nhập bởi các nhân tố bên ngoài, như vi khuẩn, các chất hóa học, các chất gây dị ứng và các chất khác.
Các triệu chứng của da mặt nhạy cảm có thể là:
- Da bong tróc, mẩn đỏ, phát ban, sưng, đóng vảy và sần sùi.
- Đi kèm với các cảm giác da ngứa, nóng, căng và bị kích ứng.
Các triệu chứng này thì có thể xuất hiện ở các vùng da có đặc điểm tương tự và triệu chứng này đặc biệt là giống với các triệu chứng khi da thiếu hụt độ ẩm.
Da nhạy cảm có dấu hiệu bong tróc, hoặc mẩn đỏ
Da mặt nhạy cảm quá mức phổ biến ở phụ nữ hơn đàn ông, có thể liên quan đến việc sử dụng mỹ phẩm và độ tuổi, diễn ra cùng với sự tăng cường mất nước thông qua biểu bì. Các triệu chứng xảy ra khi sử dụng các sản phẩm lên da và có thể xuất hiện ngay lập tức hoặc sau vài giờ hay vài ngày. Bao gồm cảm giác kiến bò và nóng, có thể kèm theo mẩn đỏ (ban đỏ), da đóng vảy và mụn mủ. Sử dụng các sản phẩm với các thành phần thích ứng với da tốt giúp làm giảm tác động của tình trạng này.
Các nguyên nhân gây ra tình trạng da nhạy cảm?
Các nguyên nhân bên trong khiến da trở nên nhạy cảm
Độ tuổi của da: Làn da trẻ sơ sinh mỏng hơn và hàng rào bảo vệ da thì bị hạn chế hơn của người lớn, làm làn da trở nên nhạy cảm hơn đối với các ảnh hưởng của chất hóa học, vật lý và vi khuẩn. Ngược lại, vì da già đi, toàn bộ các chất cấu thành da, chức năng của màng hydrolipid và các màng axit bảo vệ bị giảm sút, dẫn đến mất cân bằng pH và gia tăng sự mất nước. Điều này có thể dẫn đến việc da bị lão hóa trở nên nhạy cảm với các sản phẩm có tính kiềm cao như xà phòng.
Da lão hóa cũng gây nên da nhạy cảm
Mất cân bằng hooc môn, kết quả của sự căng thẳng hay quá trình mang thai, kinh nguyệt, dậy thì hay mãn kinh, có thể làm giảm tính hiệu quả của hàng rào chức năng của da. Một số người có thể phải chịu đựng làn da nhạy cảm và kích ứng, cụ thể như những người có làn da khô hay da bị tổn thương, bị bệnh Atopic Dermatitis, mụn và trứng cá đỏ. Các trường hợp trên đều có thể là phản ứng lại với các chất kích thích như nước hoa và chất tạo màu.
Dị ứng với các loại thức ăn như đường, bơ sữa, chất phụ gia và trứng nhưng không được chẩn đoán và không được điều trị có thể dẫn đến da bị viêm và phát ban.
Lão hóa da cũng là nguyên nhân gây nên da nhạy cảm
Các nguyên nhân bên ngoài làm da trở nên nhạy cảm
- Sự thay đổi thời tiết theo mùa và nhiệt độ có thể làm tăng tính nhạy cảm của da. Ở thời tiết lạnh, các tuyến hoạt động bên trong da giảm tiết các chất cần thiết để duy trì màng axit bảo vệ, dẫn tới da bị khô. Máy sưởi và máy điều hòa cũng có thể gây ra tình trạng này. Ở thời tiết nóng, da sản sinh nhiều mồ hôi khiến da bị khô.
- Sử dụng nhiều xà phòng và các chất tẩy rửa với những chất có hoạt tính bề mặt có thể gây tổn thương đáng kể đến bề mặt của da, loại bỏ các lipids bảo vệ da và gây ra sự mất cân bằng độ pH tự nhiên của da.
Sử dụng nhiều xà phòng và các chất tẩy rửa có thể gây tổn thương đáng kể đến bề mặt của da
- Một số các phương pháp điều trị y học như là chữa bệnh bằng tia X và các loại dược phẩm nhất định cũng làm da nhạy cảm tạm thời. Hiện tượng này sẽ hết khi kết thúc điều trị.