Da là một trong những cơ quan quan trọng, giúp bảo vệ cơ thể. Chính vì thế, hiểu về làn da, biết được nguyên tắc "vận hành"cũng như những "tính khí" của da sẽ giúp chúng bảo vệ, chăm sóc da tốt hơn.
Như các bạn đã biết, mỗi người trong chúng ta có một làn da mang đặc trưng riêng biệt. tính chất da của mỗi người khác nhau được quyết định bởi nhiều yếu tố nên da được phân ra thành nhiều loại khác nhau, trong đó có da khô một trong những loại da “khó chiều” nhất.
Da mặt là một trong những bộ phận quan trọng. Tuy nhiên, khi bị khô, da mặt trở nên thô ráp và thiếu sự căng mịn, thậm chí tấy đỏ, có vảy và ngứa ngáy. Có nhiều nguyên nhân làm khô da và việc hiểu rõ điều này sẽ giúp tìm ra giải pháp điều trị thích hợp.
Dấu hiệu nhận biết da khô
Da khô là tình trạng tuyến bã nhờn của da tiết quá ít khiến cho da thiếu độ ẩm trở nên khô ráp, nhăn nheo, tróc vảy và ngứa ngáy. Không chỉ gây mất thẩm mỹ, da khô còn gây nên nhiều tình trạng cho sức khỏe. Bởi da là cơ quan bảo vệ của cơ thể nhưng khi da bị khô, bề mặt da bị nứt nẻ khiến cho lớp màng bảo vệ này không còn "kín", các loại vi khuẩn có hại sẽ xâm nhập vào những kẽ hở này và tấn công vào cơ thể khiến cho cơ thể dễ bị tổn thương. Dựa vào mức độ khô của da, người ta có thể chia da khô ra làm 3 loại khác nhau, bao gồm: da hơi khô, da khô và da rất khô.
Da khô thường bị bong tróc, nứt nẻ và dễ hình thành nếp nhăn trên bề mặt
Nguyên nhân gây nên tình trạng da khô
Có nhiều nguyên nhân gây và tác động bên ngoài gây nên tình trạng da khô trên cơ thể, từ các yếu tố môi trường và chăm sóc da không đúng cách cho đến các tình trạng bệnh lý như vẩy nến và viêm da cơ địa. Da đóng vai trò như hàng rào bảo vệ tự nhiên của cơ thể, nhưng điều này cũng có nghĩa nó luôn phải chịu những tác động từ các nhân tố bên ngoài và cả bên trong.
Các nhân tố bên ngoài khiến da khô
Các nhân tố bên ngoài làm tổn thương đến chức năng bảo vệ da, khiến da mất độ ẩm và trở nên khô rất nhiều, tác động chính của chúng là làm cho hệ thống lipid trên bề mặt da bị suy yếu làm da mất khả năng giữ ẩm, khiến da trở nên khô và mất nước. Cuối cùng khi tình trạng khô lan đến các lớp tế bào da phía dưới, lưu thông nước ở các mô sâu bên dưới da bị suy giảm do các kênh tạo độ ẩm quan trọng sẽ bị tổn thương.
Điều kiện môi trường: Những yếu tố nóng, lạnh, độ ẩm ít, không khí khô, thời tiết thay đổi theo mùa, các tia UV có trong ánh nắng mặt trời...đều là những nhân tố ảnh hưởng khiến cho da bị khô, mất nước, lão hóa.
Các nhân tố bên trong gây khô da
Nhân tố di truyền: Sự cân bằng độ ẩm của da cũng bị ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền. Một số người có da dầu và một số người có da khô, các loại da này được định hình do di truyền.
Nội tiết tố: Sự thay đổi một số nội tiết tố nhất định trong cơ thể, đặc biệt là estrogen và testosterone có thể ảnh hưởng đến độ ẩm da và độ lipid trong da. Tình trạng này sẽ trở nên dễ thấy hơn sau thời kỳ mãn kinh, khi da trở nên khô do giảm lượng estrogen được tiết trong cơ thể. Da khô cũng có thể xuất hiện trong thời gian mang thai do các thay đổi nội tiết tố cũng như do nhu cầu nước của cơ thể tăng lên.
Chế độ ăn uống: Cũng như bất kì cơ quan nào khác, da cũng cần một lượng chất dinh dưỡng nhất định để hoạt động hiệu quả. Các dưỡng chất này bao gồm các axit béo không bão hòa và các vitamin. Thiếu hụt bất kì dưỡng chất nào cũng có thể gây khô da.
Tuổi tác: Khi chúng ta già đi, khả năng tiết mồ hôi và lipid của da cũng sẽ giảm do sự suy giảm chức năng của các tuyến mồ hôi và tuyến nhờn dưới da. Tương tự, lượng nước trong da và khả năng giữ nước cũng bị suy giảm, các nhân tố này có thể gây khô da.
Quá trình chăm sóc da không đúng cách
Rửa mặt quá nhiều: Việc rửa mặt sạch, đúng cách có thể giúp tẩy sạch tế bào chết, khơi thông lỗ chân lông giúp cho da "hô hấp" tốt và ngăn ngừa mụn. Tuy nhiên, đối với da khô thì việc rửa mặt thường xuyên (quá 2 lần/ngày) lại phản tác dụng. Da khô là tình trạng tuyến bã nhờn tiết quá ít khiến da thiếu độ ẩm trong khi đó khi rửa mặt bạn vô tình tẩy đi lớp nhờn ít ỏi đó khiến da lại càng khô hơn nữa. Do đó, rửa mặt đúng cách và phù hợp với từng loại da là điều hết sức quan trọng.
Sử dụng mỹ phẩm: Mỗi loại da có cách thích ứng với mỹ phẩm theo những cách khác nhau, đối với da khô cũng vậy. Việc sử dụng mỹ phẩm không hợp với da, nhất là những chất có độ tẩy rửa cao, các loại xà phòng mạnh có thể làm mất đi lipid tự nhiên trong da.
Sử dụng quá nhiều loại mỹ phẩm khiến da bị khô
Sử dụng thuốc: Việc sử dụng thuốc trong quá trình điều trị bệnh (xạ trị, lọc thận, hóa trị...) có thể gây các tác dụng phụ là khô da.
Chăm sóc da khô đúng cách
Đối với những người có làn da khô, thì việc chăm sóc da rất quan trọng vì nó rất dễ bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài. Do đó, phải hiểu và chăm sóc da đúng cách là điều hết sức quan trọng.
- Sử dụng kem dưỡng ẩm: Bạn cần giải quyết vấn đề thiếu hụt lượng dầu cho da khô bằng cách sử dụng kem dưỡng ẩm, xịt khoáng để đảm bảo đủ lượng ẩm cho da, ngăn chặn việc mất nước dẫn đến nứt nẻ, lão hóa da.
- Uống nhiều nước: Để đảm bảo đủ lượng nước cho da, cho cơ thể hoạt động và điều tiết, bạn nên uống đủ lượng nước cơ thể cần mỗi ngày. Thông thường, mỗi ngày cơ thể mỗi người cần ít nhất 2 lit nước để đảm bảo đủ cho mọi hoạt động cần thiết cũng như cho da.
- Đắp mặt nạ: Sử dụng những loại mặt nạ có chức có chức năng cung cấp độ ẩm giúp da có thêm "nguồn" cung cấp ẩm để tránh khô da.
- Bảo vệ da khi ra đường: Đây là việc cần làm đối với mọi loại da, vì những tác động từ khí hậu, nắng, gí, bụi bẩn lên da rất nhiều. Cho nên, việc bảo vệ da khi ra đường sẽ giúp hạn chế những tác động đó khiến cho da bị bẩn, khô rát.