Vitamin K và Potassium là những vi chất dinh dưỡng thiết yếu mà cơ thể cần để phát triển và duy trì các hoạt động bình thường. Cả hai có một vài đặc điểm giống nhau thế nhưng đây lại là hai chất khác nhau.
Mỗi chất có những thuộc tính cũng như là công dụng khác nhau. Potassium là khoáng chất chứ không phải là một dạng vitamin.
Trên bảng tuần hoàn hóa học, ký hiệu hóa học của Potassium là chữ K, do đó có người nhầm lẫn giữa Potassium và vitamin K.
Bài viết này sẽ nêu lên một số điểm giống và khác nhau giữa vitamin K và Potassium.
So sánh giữa vitamin K và Potassium
Vitamin K và Potassium được xem là các vi chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể.
Các vi chất dinh dưỡng đó là rất cần thiết để giúp cơ thể hoàn thành các nhiệm vụ cơ bản. Thế nhưng cơ thể không thể tự sản sinh ra Potassium và cũng chỉ có thể tự tạo ra một lượng nhỏ vitamin K cho cơ thể, con người chủ yếu bổ sung các vi chất dinh dưỡng này từ thực phẩm.
Đây là hai hợp chất khác nhau, và bảng dưới đây tóm tắt một số đặc điểm đáng chú ý của mỗi loại:
|
Vitamin K
|
Potassium
|
Loại hợp chất
|
vitamin
|
Khoáng chất
|
Cấu tạo hóa học
|
quinone lipid
|
Kim loại mềm
|
Giá trị dinh dưỡng hàng ngày
|
120mcg
|
4700mg
|
Nguồn cung cấp
|
Thức ăn, chất bổ sung và ruột có sản sinh ra một lượng nhỏ
|
Thức ăn, chất bổ sung, một số loại thực phẩm như chất phụ gia
|
Sinh khả dụng
|
vitamin K2 có giá trị sinh học cao hơn vitamin K1
|
Vẫn chưa có nghiên cứu nào nói rõ dạng nào cơ thể sẽ hấp thụ tốt nhất
|
Công dụng
|
Đông máu và chuyển hóa xương
|
Một loại chất điện giải giúp cơ thể hoàn thành các chức năng cơ bản
|
Nhũng lợi ích
|
Hỗ trợ cho sức khỏe tim mạch và xương, ngăn ngừa chảy máu ở trẻ sơ sinh
|
Hỗ trợ sức khỏe xương cũng như là bệnh về huyết áp
|
Tổng quan về vitamin K
Vitamin K là một nhóm tập hợp các loại vitamin hòa tan được trong chất béo giúp cơ thể sản sinh một số loại protein cho quá trình đông máu và tạo xương, cùng với một số chức năng khác.
Các bác sĩ thường cung cấp vitamin K1 cho trẻ sơ sinh ngay sau khi sinh để giúp ngăn ngừa chảy máu liên tục do thiếu vitamin K.
Chảy máu liên tục do thiếu vitamin K xảy ra khi cơ thể không có đủ vitamin K để giúp cơ thể làm đông máu tại các vết thương.
Vitamin K1 và K2 là hai dạng phổ biến nhất của vitamin K.
Vitamin K1 còn thường được gọi là phylloquinone, nó là loại vitamin thường được tìm thấy trong các loại rau cải xanh. Nó cũng là một dạng rất phổ biến của vitamin K trong bữa ăn hàng ngày của con người.
Vitamin K2 là một nhóm các hợp chất thường được biết đến với tên gọi là menaquinone. Hợp chất này thường có trong các sản phẩm từ động vật và các loại thực phẩm lên men.
Các vi sinh đường ruột cũng có thể sản sinh một lượng nhỏ menaquinone.
Tuy nhiên, lượng vitamin K2 mà ruột sản sinh ra thì rất đa dạng. Các nhà khoa học cần thực hiện nhiều nghiên cứu hơn để tìm ra cách mà vitamin K2 do vi sinh đường ruột tạo ra sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của con người như thế nào.
Xem thêm: Vitamin E ảnh hưởng như thế nào đến làn da của bạn?
Tổng quan về Potassium
Potassium là một loại khoáng chất có chức năng như một chất điện giải trong cơ thể con người.
Hầu hết các mô và tế bào trong cơ thể con người đều cần đến chất điện giải để hoàn thành các chức năng cơ bản.
Potassium có thể giúp duy trì:
- Cân bằng lượng nước
- Độ pH trong máu
- Huyết áp
- Độ co thắt của cơ bắp
- Kết nối giữa các tế bào thần kinh
- Nhịp tim đều đặn
Do đó, việc giữ lượng potassium ở mức bình thường là rất quan trọng để duy trì tình trạng sức khỏe một cách tối ưu.
KẾT LUẬN
Potassium là một loại khoáng chất chứ không phải là một dạng của vitamin. Để giúp cơ thể hoạt động một cách có hiệu quả, hãy bổ sung potassium và vitamin K đều đặn thông qua thức ăn hoặc các thực phẩm bổ sung.
Lợi ích của mỗi loại
Hãy thường xuyên bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin K và potassium vào bữa ăn của bạn để tạo một chế độ ăn uống càng lành mạnh hơn.
Mỗi loại vi sinh dinh dưỡng có những lợi ích riêng của nó, và cũng tồn tại một vài công dụng tương tự nhau giữa chúng.
Các nhà khoa học đã thực hiện nghiên cứu về công dụng của cả hai chất này đối với tim mạch và xương, để cho ta hiểu rõ hơn về nó.
Lợi ích của vitamin K mang lại
Vitamin K đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển của xương và sự trao đổi chất.
Sự thiếu hụt các chất dinh dưỡng có thể dẫn đến các chấn thương về xương, chẳng hạn như gãy xương,loãng xương và các bệnh về xương.
Trong vài nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng việc bổ sung vitamin K rất có lợi cho việc giảm tỷ lệ gãy xương. Đặc biệt, nó rất hữu ích cho những người phụ nữ tiền mãn kinh mà bị loãng xương.
Tuy nhiên, vẫn cần nhiều nghiên cứu nghiêm ngặt hơn để hiểu rõ ràng mối quan hệ giữa việc bổ sung vitamin K với tình trạng của xương.
Các nhà khoa học đã thực hiện nhiều nghiên cứu về công dụng của vitamin K2 đối với bệnh tim, nghiên cứu cho thấy vitamin K2 có thể giúp ức chế sự tích tụ của calcium ở các mạch máu, điều này rất có lợi cho việc ngăn ngừa các nguy cơ dẫn đến bệnh tim.
Vì vậy, cần bổ sung đủ vitamin K2 trong bữa ăn hằng ngày để có thể ngăn chặn sự tích tụ của calcium ở các mạch máu để ngăn ngừa các bệnh về tim mạch.
Thế nhưng, vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn nữa để xác minh công dụng này của vitamin K đối với tim mạch của con người.
Ngoài ra, còn sự có mặt của nhiều loại chất dinh dưỡng khác trong cơ thể, ví dụ như vitamin D, các vitamin này có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của việc bổ sung vitamin K lên tim mạch.
Nhiều nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng việc bổ sung vitamin K có nhiều công dụng bổ ích trong việc ngăn ngừa các bệnh liên quan đến tuổi tác và viêm như là tiểu đường và các bệnh ung thư.
Một lần nữa phải nói điều này, cần phải có nhiều cuộc nghiên cứu chất lượng hơn nữa về đề tài này để kiểm chứng những ảnh hưởng của chúng trong dài hạn.
Lợi ích của Potassium mang lại
Potassium là một phần ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của xương. Tuy nhiên, chỉ có một ít các nghiên cứu thực sự chất lượng được thực hiện để chứng minh công dụng của potassium đối với tình trạng của xương.
Giống với vitamin K, việc bổ sung potassium rất có lợi cho xương của những người phụ nữ tiền mãn kinh. Gần đây có một cuộc nghiên cứu chỉ ra rằng potassium có công dụng rõ rệt trong việc cải thiện tình trạng xương và giúp giảm các nguy cơ gây loãng xương ở những người phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh.
Bên cạnh đó, potassium còn có khả năng giúp điều chỉnh huyết áp, điều này có thể tác động đến tình trạng sức khỏe của tim mạch.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cần làm rõ hơn sự ảnh hưởng của muối trong các bữa ăn lên hiệu quả mà potassium mang lại cho tim mạch khi kết hợp bổ sung potassium trong bữa ăn hằng ngày.
KẾT LUẬN
Vitamin K và potassium đều có lợi cho những hoạt động cơ bản của cơ thể. Hai loại chất dinh dưỡng này đều mang lại lợi ích cho tình trạng sức khỏe của xương và tim mạch khi bổ sung chúng đầy đủ cho cơ thể.
Mức độ an toàn của mỗi chất
Vitamin K và potassium hầu như là an toàn đối với tất cả mọi người. Trong thực tế cũng như trong các cuộc nghiên cứu cho thấy rằng chưa có dấu hiệu của tác dụng phụ độc hại nào khi sử dụng quá nhiều một trong hai chất này.
Do đó ở hiện tại chưa có một giới hạn hàm lượng sử dụng nào cho việc bổ sung hai loại vi chất dinh dưỡng này.
Thế nhưng, những người đang dùng một số loại thuốc khác và cũng như những người đang mắc bệnh thận mãn tính cần lưu ý kiểm soát chặt chẽ hàm lượng vitamin K và potassium được đưa vào cơ thể để tránh việc nồng độ của các chất dinh dưỡng trong máu quá cao hoặc quá thấp sẽ dẫn đến các tác dụng phụ đầy nguy hiểm.
Mức độ an toàn của vitamin K
Theo nhiều nghiên cứu cho thấy những người bị mắc bệnh thận mãn tính thường sẽ có nguy cơ thiếu hụt vitamin K cao hơn người bình thường.
Do đó, những người bị mắc bệnh thận mãn tính nên được đảm bảo trong việc sử dụng vitamin K sao cho đủ liều lượng để ngăn ngừa các biến chứng về xương và các bệnh về tim về sau. Tuy nhiên, cần nhiều nghiên cứu hơn để xác minh điều này.
Bên cạnh đó, vì vitamin K có công dụng là giúp thúc đẩy quá trình đông máu tốt hơn nên những người đang sử dụng các loại thuốc giúp loãng máu cũng nên lưu ý đến việc sử dụng vitamin K với một mức liều lượng thật thích hợp.
Điều này sẽ giúp ngăn chặn vitamin K làm mất hiệu quả của thuốc mà bạn đang sử dụng.
Mức độ an toàn của potassium
Khi nói đến việc sử dụng potassium, cần lưu ý những người bị mắc bệnh thận mãn tính, nồng độ potassium trong máu của những người này rất bất thường, điều này có nghĩa là potassium trong máu luôn có thể bị hạ xuống mức thấp cũng như là tăng cao quá mức.
Do nồng độ potassium trong máu của người mắc bệnh thận mãn tính khá bất thường nên rất dễ dẫn đến nhiều tình trạng sức khỏe xấu phải nhập viện, thậm chí là tử vong.
Vì vậy những người bị mắc bệnh thận mãn tính cần phải được theo dõi một cách chặt chẽ nồng độ potassium có trong máu để điều chỉnh lượng thực phẩm và chất bổ sung potassium được đưa vào cơ thể sao cho phù hợp nhất.
KẾT LUẬN
Những người bị mắc bệnh thận mãn tính hoặc những người đang sử dụng một loại thuốc nào khác như là thuốc giúp làm loãng máu, nên được theo dõi nồng độ vitamin K và potassium trong cơ thể một cách chặt chẽ để bổ sung chúng với một liều lượng thật phù hợp.
Các loại thực phẩm có chứa vitamin K và potassium
Một vài loại thực phẩm chứa một hàm lượng cao vitamin K như:
- Hoa quả
- Rau cải xanh
- Đậu nành lên men
- Các loại hạt
- Pho mát
- Gà quay
Một số loại thực phẩm giàu potassium như là:
- Hoa quả
- Rau củ
- Các loại đậu
- Các sản phẩm từ sữa
- Hải sản
- Thịt nạc
KẾT LUẬN
Các loại rau cải xanh và đậu nành lên men rất dồi dào hàm lượng vitamin K, còn potassium lại được tìm thấy rất nhiều trong các loại hoa quả cũng như các loại rau củ. Bên cạnh đó, cũng có nhiều loại thực phẩm có chứa cả vitamin K và potassium.
Tóm tắt
Vitamin K và potassium là những vi chất dinh dưỡng rất cần thiết cho cơ thể duy trì các hoạt động bình thường.
Mặc dù có nhiều người nhầm lẫn giữa vitamin K và potassium, thế nhưng chúng là hai loại chất khác nhau. Potassium là một loại khoáng chất chứ không phải là vitamin, và hai chất dinh dưỡng này có cơ chế hoạt động cũng rất khác nhau.
Tuy nhiên, cả hai đều rất có lợi cho sức khỏe tim mạch và xương.
Việc sử dụng những thực phẩm giàu vitamin K và potassium trong bữa ăn hằng ngày là một phần quan trọng trong việc xây dựng một chế độ ăn uống thật lành mạnh.
Nguồn: https://www.healthline.com/nutrition/is-vitamin-k-potassium
Dịch bởi Sakura Beauty Vietnam.